info@phanxico.org +1 (888) 742-6942 1081 Memorex Dr. Santa Clara, CA 95050

A. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH 

  1. Giới thiệu sơ lược 

Chương trình Phát triển cộng đồng là một trong nhiều chương trình bác ái của Hội Bác Ái Phanxicô, chương trình đã được đồng hành và nâng đỡ của Hội trong suốt thời gian hơn 2 năm qua. Tuy chương trình này là chương trình đầu tiên của Hội tại vùng đất Cao Nguyên, một vùng đất mà gần như quanh năm có mưa bão, cùng có nhiều người đồng bào thiểu số nghèo khổ nhưng chúng tôi luôn được Hội quan tâm đặc biệt trong những bước tiến như được nhiều người biết đến Hội cùng mộ số người dân tộc thiểu số có công ăn việc làm và lợi nhuận thì giúp gạo hàng quý cho những người không thể lao động như khuyết tật, già yếu,… giúp họ có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc hơn.

Cha linh hướng, Soeur QLDA, Soeur Quản lý chương trình đến thăm dự án trồng rau tại Đơn Dương 

2. Hoạt động. 

Chương trình hoạt động hơn 2 năm qua….. 

 3. Nơi thực hiện chương trình

Chương trình đang được thực hiện tại vùng Cao Nguyên Việt Nam. 

4. Ý Nghĩa của chương trình 

  • Giúp những người dân tộc thiểu số có công ăn, việc làm và nâng cao sự hiểu biết, kinh nghiệm hơn khi tiếp xúc, làm việc với người kinh
  • Giúp họ nhận ra giá trị của cuộc sống, phải lao động mới có của ăn, không ngồi chờ người khác mang quà từ thiện đến cho.
  • Giúp họ luôn biết quan tâm đến những người nghèo khổ hơn mình và chia sẽ những sản phẩm làm ra cho những người bất hạnh.
  • Giúp họ biết vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, trong công việc những khi mưa bão, những khi sản phẩm làm ra không bán được, không có thu hoạch vì mưa bão làm hư hết.
  • Cuối cùng, giúp họ luôn biết sống tâm tình tạ ơn. Tạ ơn Chúa trong mọi hoàn cảnh, cám ơn những vị ân nhân đã hy sinh biết bao công sức, của cải vật chất và tình thương để tạo điều kiện cho họ có việc làm, có của ăn nuôi sống bản thân và gia đình.

 Những phần quà đã được chuẩn bị để phát cho bà con nghèo, những mảnh đời kém may mắn

B. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH: 

1. Mục tiêu của chương trình này là

  • Trợ giúp những mảnh đời không may mắn, không có đất đai, không việc làm.
  • Hỗ trợ phần ăn và thêm phần dinh dưỡng cho những người khuyết tật và những người già neo đơn không người thân chăm sóc.

2. Định hướng cho tương lai 5, 10, 15 năm tới

  • Với những người dân tộc thiểu số, chúng tôi giúp họ học hỏi kinh nghiệm trồng trọt, để họ có thể tự luyện cho mình tay nghề dù làm bất cứ nơi đâu. Bên cạnh đó, giúp họ nhận biết mình tuy nghèo nhưng vẫn còn hơn bao nhiêu người khuyết tật, tâm thần nên phải cố gắng chăm chỉ làm việc để có thêm lợi nhuận chia sẽ cho những người kém may mắn hơn mình.
  • Chúng tôi sẽ cố gắng trồng thêm nhiều loại rau cao cấp hơn, nếu được Hội quan tâm nâng đỡ cho việc làm nhà lưới để có thêm lợi nhuận nhằm giúp đỡ nhiều người nghèo hơn nữa.

 C. KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC  

  1. Số trường hợp đã giúp được
NĂM 2018 QUÝ I QUÝ II QUÝ III QUÝ IV TỔNG CỘNG 
SỐ LƯỢNG  NGƯỜI THIỂU SỐ VÀ NGƯỜI NGHÈO 11 11 11  11 
SỐ HOÀN CẢNH ĐƯỢC GIÚP PHẦN QUÀ  100 185   115           400  

2. Những thay đổi có được

Với tình thương, sự hy sinh, biết bao tâm huyết và cố gắng không ngừng của Hội Bác Ái Phanxicô và quý vị ân nhân thì rất nhiều người thất nghiệp, người dân tộc thiểu số có việc làm ổn định. Rất nhiều những người khuyết tật, người neo đơn có thêm niềm tin vào cuộc sống, được nâng đỡ và xoa dịu bao vết thương lòng, cuộc sống hạnh phúc hơn, tại địa phương cũng giảm bớt những người nghèo khổ. Ngoài ra, họ cũng ý thức, biết ơn qúy ân nhân đã hy sinh rất nhiều để đem tình thương cho họ . 

 3. Sau khi được giúp đỡ, cuộc sống của mọi người có những thay đổi tích cực

  • Gia đình của những đồng bào thiểu số có cuộc sống đầy đủ hơn về vật chất lẫn tinh thần, con cái có của ăn đầy đủ và đến trường, Cha mẹ ý thức hơn trong công việc, có cái nhìn lạc quan hơn trong cuộc sống, họ biết dành dụm tiền công để sửa chữa nhà cửa và mua xe cho con đi học. 
  • Những người già neo đơn và người khuyết tật cũng vơi đi những cái nghèo khổ của đời thường bằng những phần quà được chia sẻ. 

Các Soeur tổ chức quát quà hàng quý cho bà con nghèo từ nguồn lợi thu được từ chương trình

 D. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 

  1. Tiêu chuẩn chọn lựa đối tượng được giúp 
  • Luôn quan tâm đến người nghèo có hoàn cảnh khó khăn, không nhà, không đất đai và không việc làm. 
  • Những người già neo đơn hay đau bệnh không có con cái chăm sóc hay những người tâm thần nặng không biết gì. 
  • 2. Các bước kiểm tra 
  • Khảo sát trong làng dân tộc thiểu, liên hệ với thôn, xã…để biết các hộ nghèo thật rồi đến từng gia đình cụ thể để biết hoàn cảnh của họ kỹ hơn. 
  • Khi có những phần quà yêu tiên những người thật nghèo không có đủ khả năng làm việc hay tâm thần… 

 3. Quá trình thực hiện 

  • Sau khi tìm hiểu hoàn cảnh của từng người, chương trình mới xét xem hoàn cảnh nào đáng được giúp cũng như giúp đỡ cho công việc làm ăn để trong năm họ không lo phải thất nghiệp hay phải sợ ngày mai khi thức dậy không biết có ai mướn mình làm việc không.  
  • Trong công việc trồng trọt luôn có người chuyên về kỷ thuật để giúp đỡ những người đồng bào thiểu số cách làm việc như trồng cây, làm cỏ, phun thuốc và thu hoạch. Ngoài ra, cũng động viên họ phải cố gắng học hỏi, chăm chỉ và vươn lên trong mọi hoàn cảnh. 
  • Còn những người tâm thần, neo đơn già yếu, chương trình hay thăm viếng, động viên họ bằng những món quà do lợi nhuận mà có, khuyến khích họ luôn vui tươi vì cuộc sống còn có những người còn khổ hơn mình 
  • Cuối cùng, chương  trình này cũng giúp mọi thành phần này nhận ra và đều phải nhớ ơn những người trong Hội Bác Ái Phanxicô và quí ân nhân đã tạo điều kiện và giúp họ có niềm vui hôm nay. 

Vườn rau của dự án xanh tốt và có được nguồn lợi để giúp bà con khó khăn 

4. Báo cáo 

Hàng quý chương trình vẫn báo cáo với Hội về những công việc canh tác, những thuận lợi và khó khăn về thời tiết, về sản phẩm làm ra….cũng như trình bày về hoàn cảnh của những người nghèo khổ ở địa phương để xin giúp đỡ họ qua những lợi nhuận thu được. 

 ECHIA SẺ 

  1. Những câu chuyện thương tâm 

Ông bà xưa có nói: “mỗi cây mỗi hoa và mỗi nhà mỗi cảnh”, dù ở một nước thật văn minh, giàu có như Hoa Kỳ hay một nước nghèo nàn như Châu phi thì chúng ta cũng thấy ở đâu cũng có người thật giàu và ngược lại cũng có những người khố rác áo ôm. Cũng trong cùng một thời gian nhưng khác không gian chúng ta cũng sẽ thấy tin tức nói bao nhiêu chuyện vui buồn của kiếp sống này và tại đây, tại vùng đất Cao Nguyên này cũng không thiếu những câu chuyện đó 

  • Có gia đình dân tộc thiểu số nghèo khổ, không biết miếng thịt là gì, không biết đọc chữ và khi các Soeurs đến thăm, ngôi nhà chỉ là vài miếng ván để che. 
  • Thật xúc động khi thấy gia đình 2 vợ chồng đều là khuyết tật, Chị đi bằng đôi nạn gỗ, Anh gù gần sát mặt đất lại bị bệnh gút nên đi lại cũng khó khăn, vậy mà họ vẫn đến với nhau, nhìn thấy tình yêu của họ thật lớn lao. Anh, chị chỉ có thể ngồi kéo áo len, nhưng với sức yếu như vậy thì cũng chẳng làm được gì nhiều, thế nhưng họ vẫn vươn lên trong cuộc sống. 
  • Có gia đình mẹ sinh được 2 người con, con lớn tâm thần và chẳng may lại có thêm đứa cháu cũng tâm thần, nhà thì quá nghèo thế là bà phải chạy vạy lo cho từ con đến cháu. 
  • Lại có gia đình em  X, chồng ly dị và em này phải một mình nuôi con, nuôi em bị tâm thần và Bố già hay đau ốm. Em thì không có công việc ổn định, đi đâu cũng mang theo em bị tâm thần và con đi theo để xin việc. 
  • Còn rất nhiều những điều muốn kể ra, nhưng con muốn nói lên lời tạ ơn Chúa đã cho mình còn hạnh phúc hơn bao người, để từ đó con biết cảm thông với bao mảnh đời khổ đau và cũng thúc đẩy con cùng chung chia những khổ đau với họ trong công việc cộng tác với Hội và quí ân nhân đem niềm vui cho những người bất hạnh. 

 2. Những khó khăn khi thực hiện chương trình 

– Đây là Đề án đầu tiên của Hội Dòng nên bước đầu còn nhiều khó khăn khi chuẩn bị nhân sự có chuyên ngành thực hiện đề án. 

  Những khó khăn trong công việc canh tác là do khí hậu vùng Cao nguyên mưa gió nhiều, nên không thể chủ động để chăm sóc cây cối tốt được. Có những lúc hoa màu giá cao thì rau trồng bị hư hết, còn khi trồng được thì giá lại rẻ vì nhiều người trồng được, hay hàng Trung Quốc mang sang Việt nam nhiều 

 Công nhân là những người ít kiến thức, sáng tạo nên phải kiên nhẫn chỉ bảo. 

 Vì thời tiết mưa bão nhiều nên Lợi nhuận thu về không cao, do vậy, phần quà cho người nghèo ở địa phương cũng giới hạn các thành phần được nhận

3.  Những mong muốn để phát triển chương trình 

Chúng con luôn mong muốn nhận được nhiều thật nhiều sự yêu thương, cộng tác của Hội và quý vị ân nhân, những tình thương đó cũng thúc đẩy chúng con hăng say thực hiện chương trình và là cánh tay nối dài đem tình thương của Hội và quí ân nhân đến cho những người không được may mắn trong cuộc sống. Chúng con ước mong rằng để chương trình này phát triển hơn nữa nếu chúng con được sự giúp đỡ xây dựng nhà lưới thì việc canh tác sẻ thu được nhiều sản phẩm hơn và như thế chúng con sẽ làm việc từ thiện được cho nhiều người và Hội sẽ được rất nhiều người biết đến. 

F. KÊU GỌI GIÚP ĐỠ 

Kính thưa quý vị ân nhân của HBAP, được cộng tác với Hội đó là niềm vui của Tu Sĩ chúng con, vì làm việc bác ái cũng là một trong những sứ vụ của người Tu sĩ, nhưng chúng con cảm nhận được sự giúp đỡ của Hội trên đất nước Việt Nam nói chung và với chúng con nói riêng thật thân tình và lớn lao, tất cả những sự nâng đỡ, hy sinh đó chúng con nhận thấy nó đang phát triển thật lớn mạnh qua những người được giúp đỡ, họ hạnh phúc cùng gia đình, họ hăng say trong công việc và sống tốt hơn cả đời cùng đạo. Biết bao người khuyết tật, tâm thần, neo đơn …cũng được nâng đỡ và giúp gia đình họ vơi đi gánh nặng tinh thần. 

Xin thay lời cho những người không được may mắn trong cuộc sống nơi vùng sâu, vùng xa trên mảnh đất cao nguyên này hết lòng tri ân quí ân nhân HBAP, xin tiếp tục nâng đỡ những người bất hạnh nơi đây để người nhận cũng luôn sống trong tâm tình biết ơn và người cho cũng cảm nhận hạnh phúc vì những thành quả mình làm ra cũng đem lại niềm vui cho bao người. Xin kính chúc quí vị ân nhân trong ngày lễ Thanksgiving và Giáng Sinh sắp đến luôn trào tràn niềm vui trong cuộc sống, gia đình an mạnh và được ơn trên  ban muôn ơn lành xác hồn. 

Sr. Phạm Thị Phúc