Chương Trình Cơm Áo
A. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH
1. Giới thiệu sơ lược về chương trình
Trước nhiều những khó khăn đói khổ của bà con nghèo. Chương trình cơm áo được hình thành nhằm giúp cho nhiều thành phần, trong đó có người mù, khuyết tật và người già neo đơn có cuộcsống không ổn định, khi cơm áo gạo tiền đang là vấn đề đố với họ, khi họ không có 2 mắt, khi họ bị khiếm khuyết trên thân thể cũng như họ là những người già cô thế cô thân.
Phát gạo cho người phong tại Gia Lai – Dak Nông
2. Hoạt động:
Cũng như các chương trình khác, người mù, khuyết tật, mồ côi, và già neo đơn đã nhận được sự hỗ trợ gạo của Hội Bác Ái từ buổi đầu khoảng 15 năm nay.
3. Nơi thực hiện:
Chương trình đã và đang thực hiện cho những người mù, khuyết tật và bệnh nhân phong ở Miền Bắc và Miền Trung và Tây nguyên Việt Nam ( khoảng từ 1.800 đến 2.000 người)
4. Ý Nghĩa của chương trình:
Chương trình gạo cũng như các chương trình khác, mong ước của Hội là đem lại hạnh phúc cho những người bất hạnh, từ già đến trẻ, thai nhi bị bỏ rơi… nên quý vị trong Ban Điều Hành cũng như quý ân nhân xa gần trong cũng như ngoài nước, thảy đều quan tâm và nổ lực để kêu gọi sự giúp đỡ hầu nâng cao phẩm giá làm người của những mảnh đời bất hạnh. Và mong sao khi họ nhận được sự giúp đỡ hôm nay, thì chính họ và con cháu họ cũng biết chia sẻ cho những người cũng kém may mắn như họ. Điều này phải được nhân rộng lên, chắc chắn cuộc sống sẽ đổi mới hơn.
Gạo cho người mù
B. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
- Mục tiêu của chương trình này
- Giúp người mù, khuyết tật và già neo đơn có một cuộc sống ý nghĩa
- Giúp họ có động lực để họ vươn lên trong cuộc sống và nghĩ rằng cuộc đời có ý nghĩa khi trong cái đói khổ, bất hạnh, họ vẫn có được niềm vui khi được yêu thương, nâng đỡ.
- Những người còn đang độ tuổi lao động sản xuất được như: làm chổi đót, tăm tre và hương nhang thì hội cũng bắt đầu tạo điều kiện như hổ trợ máy làm hương bằng động cơ để có năng suất cao hơn, giúp cải thiện cuộc sống
2. Định hướng cho tương lai 5, 10, 15 năm tới
Về người mù, khuyết tật… đủ mọi thể loại, Hội mong muốn tiếp tục được duy trì và tìm ra một phương án để giúp cho họ về lâu về dài và xin quý ân nhân cùng cộng tác với Hội để đem đến niềm vui, niềm an ủi cho họ khi họ không còn đôi mắt để nhìn thấy vẻ đẹp của Tạo Hóa.
C. KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
- Số trường hợp Hội đã giúp trong chương trình này
NĂM 2018 | QUÝ I | QUÝ II | QUÝ III | QUÝ IV | TỔNG CỘNG |
SỐ LƯỢNG CÁC NƠI GIÚP | 5 ĐIỂM | 5 ĐIỂM | 5 ĐIỂM | 5 ĐIỂM | 20 ĐIỂM GIÚP |
SỐ HOÀN CẢNH ĐƯỢC GIÚP | 1.917 người | 1.917 người | 1.917 người | 1.917 người | 7.668 người |
2. Chương trình giúp thay đổi cuộc đời cho biết bao những mảnh đời
Sau15 năm, từ ngày thành lập đến nay những người mù được hưởng trợ cấp, thì cuộc sống của gia đình họ có thay đổi, mặc dù sự giúp đỡ khiêm tốn, họ có thêm chút phần gạo để dành dụm chút tiền từ làm tăm tre, chổi đót cho con cái họ đi học.
3. Sau khi được giúp đỡ, cuộc sống của người được giúp đã trở nên tốt hơn rất nhiều
Cuộc sống của họ được vui và bình an hơn vì bớt lo lắng cái ăn hằng ngày, để tuổi già được bình an và đánh tan mặc cảm vì sự mù lòa của mình mà trở nên gánh nặng cho con cái trong gia đình.
D. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Tiêu chuẩn chọn lựa đối tượng được giúp
- Những người mù và neo đơn.
- Những người mù, khuyết tật và hoàn cảnh khó khăn.
2. Các bước kiểm tra
Đến tận nơi khảo sát, sau đó chọn ra đối tượng ưu tiên được hưởng
3. Quá trình thực hiện
- Sau khi khảo sát và chọn lựa, sẽ làm đơn xin Hội hổ trợ theo hoàn cảnh đơn xin.
- Nếu được Hội chấp thuận thì sẽ làm theo ý Hội yêu cầu: báo cáo đầy đủ công tác.
- Những người nào được giúp đỡ trong quá trình vài năm thấy có khả năng tự lập thì sẽ chuyển cho người khác, và cứ xoay vần như vậy.
Gạo cho người khuyết tật
4. Báo cáo
Sau khi thực hiện công tác thì sẽ báo cáo đầy đủ và làm hồ sơ đệ trình lên để xin quý kế tiếp và người quản lý chương trình sẽ thường xuyên thăm viếng các cơ sở mình đang quản lý.
E. CHIA SẺ
1. Những câu chuyện thương tâm
Xin nêu lên những câu chuyện của người mù thuộc Hương Trà- Thừa Thiên Huế
Có những gia đình nghèo mà có nhiều người cùng bị mù. Hoặc có những người vừa bị mù, vừa mang trong mình nhiều căn bệnh khác. Họ là những con người kém may mắn trong cuộc sống, họ không những khó khăn, thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu khuyết đi phần quan trọng đó là đôi mắt.
Dường như cuộc sống của họ cái nghèo luôn đeo đẳng, vì thiếu đôi mắt thì làm sao mà làm việc gì được.
- Họ không có đôi mắt nên cuộc sống khó khăn, họ không đi lại để giao lưu, chia sẻ cùng ai ngoài quanh quẩn ở nhà, nên mỗi khi được tới Hội nhận quà được gặp những người cùng cảnh ngộ họ lại líu lo trò chuyện để quên đi bao mệt mõi, khó khăn ngày thường…
- Tiêu biểu là có vợ chồng chú Nguyễn Văn Hùng ở Hương Xuân, Hương Trà Thừa. Hai vợ chồng đều bị mù, chú là thương binh mất một phần chân phải đi chân giả
- Bà Nguyễn Thị Uy đã 73 tuổi đơn thân nên mặc dù tuổi đã cao bà vẫn tham gia lao động sản xuất tại hội để kiếm từng đồng sinh sống qua ngày. Tất cả tiền sinh hoạt đều nhờ vào trợ cấp ít ỏi hàng tháng. Ngoài ra có ông Lê Văn Vư là người dân tộc sống tại Hồng Tiến xa xôi hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông vừa mù vừa cụt tay, vợ thì đau ốm nằm một chổ ông về hội,do một tay bị cụt ông không thể tham gia lao động sản xuất nên hàng ngày lang thang vác từng cây chổi, bó hương bán khắp đường làng, ngõ xóm để kiếm thu nhập nuôi vợ con…
Nếu ai hỏi ‘ai là người khó khăn nhất’ thì chắc hẵn sẽ không có được câu trả lời chính xác vì “mỗi người đều có cái khổ khác nhau, không đánh giá được ai mới là khó khăn nhất”.
Anh Nguyễn Văn Thành ở Hương Văn, Hương Trà mang trong mình nhiều tật bệnh nên nay vẫn chưa lập được gia đình. Hiện nay anh đang ở với gia đình người anh trai của mình gánh nặng đặt lên vai người anh nên cuộc sống của anh càng khó khăn hơn.
Ngoài ra, còn có những gia đình có đến 2, 3 người mù như gia đình của Ông Ngô Rơ ở Hải Dương, Hương Trà, TT Huế.
Cụ già đáng thương vừa bị khiếm thị, vừa bị cụt tay trái của mình
Mọi người đều có hoàn cảnh khó khăn nên BCH Hội luôn phải tìm kiếm các nguồn hỗ trợ từ xã hội để giúp cho các hội viên phần nào giảm bớt gánh nặng “Để lo được từng suất quà cho từng hội viên, BCH Hội nhiều khi đã phải đến gõ cửa từng đơn vị, từng nhà… Cũng có những nơi đồng cảm, chia sẻ. Nhưng cũng có nhiều nơi e dè, chủ động né tránh.
2. Những khó khăn khi thực hiện chương trình
Hầu như công tác nào cũng gặp khó khăn ở mẫu số chung, là số người cần được giúp đỡ thì nhiều, nhưng ngân quỹ có hạn, nên nhiều khi làm công tác cũng bị lời ra tiếng vào, nhưng đó là điều không thể tránh. Nên nhiều lần số gạo phải chia năm xẻ bảy, vì người mù hay khuyết tật họ cũng đều cần sự giúp đỡ, nhất là khi lũ lụt đến. Nên phía người làm chương trình dầu sao vẫn vui vì hằng quý vẫn có được Hội hổ trợ để đến với người nghèo,về phần những người được nhận họ thấy an tâm khi có sự quan tâm giúp đỡ về phía Hội và ân nhân
3. Những mong muốn để phát triển chương trình
Dầu ít hay nhiều, trong khi thực hiện công tác, chúng con mong Hội được tồn tại và có nhiều ân nhân giúp đỡ cộng tác, để công việc bác ái giúp người nghèo trên mọi miền đất nước được sống lâu, “ Ưu tiên và chọn lựa người nghèo”.
F. KÊU GỌI GIÚP ĐỠ
Là con người từ khi sinh ra đến khi khôn lớn và tiến trình để trở nên một con người toàn vẹn với đầy đủ ý nghĩa của nó. Trong chúng ta ai ai cũng muốn có một
Mái ấm, một gia đình trọn vẹn và cá nhân cũng được phát triển đúng nhân cách, không ai muốn mình sinh ra mà bị khiếm khuyết, dị tật cả, mà nhất là bị mù cả 2 mắt, không nhìn thấy cha mẹ, anh chị em những người thân yêu và nhìn thấy vũ trụ thật tuyệt vời. Đó chẳng phải là nỗi bất hạnh hay sao? Họ không tự mình làm được mà cần sự giúp đỡ của biết bao người, để giúp cho họ có cuộc sống ổn định. Mong quý ân nhân luôn đón nhận và giúp họ nhận ra cuộc sống luôn có ý nghĩa với họ, khi có quý ân nhân cùng đồng hành với họ trên bước đường dài này.
Xin thay lời cho tất cả những người nghèo khổ, chân thành tri ân quý ân nhân và nguyện chúc quý ân nhân được dồi dào sức khỏe để tiếp tục thương yêu những anh chị em đang cần sự giúp đỡ của quý vị.
A. GIỚI THIỆU VỀ CHƯƠNG TRÌNH
1. Giới thiệu sơ lược về chương trình
Trước nhiều những khó khăn đói khổ của bà con nghèo. Chương trình cơm áo được hình thành nhằm giúp cho nhiều thành phần, trong đó có người mù, khuyết tật và người già neo đơn có cuộcsống không ổn định, khi cơm áo gạo tiền đang là vấn đề đố với họ, khi họ không có 2 mắt, khi họ bị khiếm khuyết trên thân thể cũng như họ là những người già cô thế cô thân.
Hội tổ chức tập trung phát gạo hàng quý cho các gia đình khó khăn
2. Hoạt động:
Cũng như các chương trình khác, người mù, khuyết tật, mồ côi, và già neo đơn đã nhận được sự hỗ trợ gạo của Hội Bác Ái từ buổi đầu khoảng 15 năm nay.
3. Nơi thực hiện:
Chương trình đã và đang thực hiện cho những người mù, khuyết tật và bệnh nhân phong ở Miền Bắc và Miền Trung và Tây nguyên Việt Nam ( khoảng từ 1.800 đến 2.000 người)
4. Ý Nghĩa của chương trình:
Chương trình gạo cũng như các chương trình khác, mong ước của Hội là đem lại hạnh phúc cho những người bất hạnh, từ già đến trẻ, thai nhi bị bỏ rơi… nên Hội cũng như quý ân nhân xa gần trong cũng như ngoài nước, thảy đều quan tâm và nổ lực để kêu gọi sự giúp đỡ hầu nâng cao phẩm giá làm người của những mảnh đời bất hạnh. Và mong sao khi họ nhận được sự giúp đỡ hôm nay, thì chính họ và con cháu họ cũng biết chia sẻ cho những người cũng kém may mắn như họ. Điều này phải được nhân rộng lên, chắc chắn cuộc sống sẽ đổi mới hơn.
Phát gạo cho người mù mùa Covid-19
B. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH:
- Mục tiêu của chương trình này
- Giúp người mù, khuyết tật và già neo đơn có một cuộc sống ý nghĩa
- Giúp họ có động lực để họ vươn lên trong cuộc sống và nghĩ rằng cuộc đời có ý nghĩa khi trong cái đói khổ, bất hạnh, họ vẫn có được niềm vui khi được yêu thương, nâng đỡ.
- Những người còn đang độ tuổi lao động sản xuất được như: làm chổi đót, tăm tre và hương nhang thì hội cũng bắt đầu tạo điều kiện như hổ trợ máy làm hương bằng động cơ để có năng suất cao hơn, giúp cải thiện cuộc sống
2. Định hướng cho tương lai 5, 10, 15 năm tới
Về người mù, khuyết tật… đủ mọi thể loại, Hội mong muốn tiếp tục được duy trì và tìm ra một phương án để giúp cho họ về lâu về dài và xin quý ân nhân cùng cộng tác với Hội để đem đến niềm vui, niềm an ủi cho họ khi họ không còn đôi mắt để nhìn thấy vẻ đẹp của Tạo Hóa.
C. KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
- Số trường hợp Hội đã giúp trong chương trình này
NĂM 2018 | QUÝ I | QUÝ II | QUÝ III | QUÝ IV | TỔNG CỘNG |
SỐ LƯỢNG CÁC NƠI GIÚP | 5 ĐIỂM | 5 ĐIỂM | 5 ĐIỂM | 5 ĐIỂM | 20 ĐIỂM GIÚP |
SỐ HOÀN CẢNH ĐƯỢC GIÚP | 1.917 người | 1.917 người | 1.917 người | 1.917 người | 7.668 người |
2. Chương trình giúp thay đổi cuộc đời cho biết bao những mảnh đời
Sau15 năm, từ ngày thành lập đến nay những người mù được hưởng trợ cấp, thì cuộc sống của gia đình họ có thay đổi, mặc dù sự giúp đỡ khiêm tốn, họ có thêm chút phần gạo để dành dụm chút tiền từ làm tăm tre, chổi đót cho con cái họ đi học.
3. Sau khi được giúp đỡ, cuộc sống của người được giúp đã trở nên tốt hơn rất nhiều
Cuộc sống của họ được vui và bình an hơn vì bớt lo lắng cái ăn hằng ngày, để tuổi già được bình an và đánh tan mặc cảm vì sự mù lòa của mình mà trở nên gánh nặng cho con cái trong gia đình.
D. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
- Tiêu chuẩn chọn lựa đối tượng được giúp
- Những người mù và neo đơn.
- Những người mù, khuyết tật và hoàn cảnh khó khăn.
2. Các bước kiểm tra
Đến tận nơi khảo sát, sau đó chọn ra đối tượng ưu tiên được hưởng
3. Quá trình thực hiện
- Sau khi khảo sát và chọn lựa, sẽ làm đơn xin Hội hổ trợ theo hoàn cảnh đơn xin.
- Nếu được Hội chấp thuận thì sẽ làm theo ý Hội yêu cầu: báo cáo đầy đủ công tác.
- Những người nào được giúp đỡ trong quá trình vài năm thấy có khả năng tự lập thì sẽ chuyển cho người khác, và cứ xoay vần như vậy.
4. Báo cáo
Sau khi thực hiện công tác thì sẽ báo cáo đầy đủ và làm hồ sơ đệ trình lên để xin quý kế tiếp và người quản lý chương trình sẽ thường xuyên thăm viếng các cơ sở mình đang quản lý.
E. CHIA SẺ
1. Những câu chuyện thương tâm
Xin nêu lên những câu chuyện của người mù thuộc Hương Trà- Thừa Thiên Huế
Có những gia đình nghèo mà có nhiều người cùng bị mù. Hoặc có những người vừa bị mù, vừa mang trong mình nhiều căn bệnh khác. Họ là những con người kém may mắn trong cuộc sống, họ không những khó khăn, thiếu thốn về vật chất mà còn thiếu khuyết đi phần quan trọng đó là đôi mắt.
Dường như cuộc sống của họ cái nghèo luôn đeo đẳng, vì thiếu đôi mắt thì làm sao mà làm việc gì được.
- Họ không có đôi mắt nên cuộc sống khó khăn, họ không đi lại để giao lưu, chia sẻ cùng ai ngoài quanh quẩn ở nhà, nên mỗi khi được tới Hội nhận quà được gặp những người cùng cảnh ngộ họ lại líu lo trò chuyện để quên đi bao mệt mõi, khó khăn ngày thường…
– Tiêu biểu là có vợ chồng chú Nguyễn Văn Hùng ở Hương Xuân, Hương Trà Thừa. Hai vợ chồng đều bị mù, chú là thương binh mất một phần chân phải đi chân giả
– Bà Nguyễn Thị Uy đã 73 tuổi đơn thân nên mặc dù tuổi đã cao bà vẫn tham gia lao động sản xuất tại hội để kiếm từng đồng sinh sống qua ngày. Tất cả tiền sinh hoạt đều nhờ vào trợ cấp ít ỏi hàng tháng. Ngoài ra có ông Lê Văn Vư là người dân tộc sống tại Hồng Tiến xa xôi hoàn cảnh gia đình khó khăn, ông vừa mù vừa cụt tay, vợ thì đau ốm nằm một chổ ông về hội, do một tay bị cụt ông không thể tham gia lao động sản xuất nên hàng ngày lang thang vác từng cây chổi, bó hương bán khắp đường làng, ngõ xóm để kiếm thu nhập nuôi vợ con…
Nếu ai hỏi ‘ai là người khó khăn nhất’ thì chắc hẵn sẽ không có được câu trả lời chính xác vì “mỗi người đều có cái khổ khác nhau, không đánh giá được ai mới là khó khăn nhất”.
Anh Nguyễn Văn Thành ở Hương Văn, Hương Trà mang trong mình nhiều tật bệnh nên nay vẫn chưa lập được gia đình. Hiện nay anh đang ở với gia đình người anh trai của mình gánh nặng đặt lên vai người anh nên cuộc sống của anh càng khó khăn hơn.
Ngoài ra, còn có những gia đình có đến 2, 3 người mù như gia đình của Ông Ngô Rơ ở Hải Dương, Hương Trà, TT Huế.
Mọi người đều có hoàn cảnh khó khăn nên BCH Hội luôn phải tìm kiếm các nguồn hỗ trợ từ xã hội để giúp cho các hội viên phần nào giảm bớt gánh nặng “Để lo được từng suất quà cho từng hội viên, BCH Hội nhiều khi đã phải đến gõ cửa từng đơn vị, từng nhà… Cũng có những nơi đồng cảm, chia sẻ. Nhưng cũng có nhiều nơi e dè, chủ động né tránh.
2. Những khó khăn khi thực hiện chương trình
Hầu như công tác nào cũng gặp khó khăn ở mẫu số chung, là số người cần được giúp đỡ thì nhiều, nhưng ngân quỹ có hạn, nên nhiều khi làm công tác cũng bị lời ra tiếng vào, nhưng đó là điều không thể tránh. Nên nhiều lần số gạo phải chia năm xẻ bảy, vì người mù hay khuyết tật họ cũng đều cần sự giúp đỡ, nhất là khi lũ lụt đến. Nên phía người làm chương trình dầu sao vẫn vui vì hằng quý vẫn có được Hội hổ trợ để đến với người nghèo,về phần những người được nhận họ thấy an tâm khi có sự quan tâm giúp đỡ về phía Hội và ân nhân
3. Những mong muốn để phát triển chương trình
Dầu ít hay nhiều, trong khi thực hiện công tác, chúng con mong Hội được tồn tại và có nhiều ân nhân giúp đỡ cộng tác, để công việc bác ái giúp người nghèo trên mọi miền đất nước được sống lâu, “ Ưu tiên và chọn lựa người nghèo”.
F. KÊU GỌI GIÚP ĐỠ
Là con người từ khi sinh ra đến khi khôn lớn và tiến trình để trở nên một con người toàn vẹn với đầy đủ ý nghĩa của nó. Trong chúng ta ai ai cũng muốn có một
Mái ấm, một gia đình trọn vẹn và cá nhân cũng được phát triển đúng nhân cách, không ai muốn mình sinh ra mà bị khiếm khuyết, dị tật cả, mà nhất là bị mù cả 2 mắt, không nhìn thấy cha mẹ, anh chị em những người thân yêu và nhìn thấy vũ trụ thật tuyệt vời. Đó chẳng phải là nỗi bất hạnh hay sao? Họ không tự mình làm được mà cần sự giúp đỡ của biết bao người, để giúp cho họ có cuộc sống ổn định. Mong quý ân nhân luôn đón nhận và giúp họ nhận ra cuộc sống luôn có ý nghĩa với họ, khi có quý ân nhân cùng đồng hành với họ trên bước đường dài này. [:]